image banner
Thăm di tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình chiểu. Chương trình về nguồn của đoàn cán bộ xã Thanh Phú Long


Hưởng ứng các hoạt động nhân ngày giổ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Ngày 30/3/2025 (nhằm ngày mùng 02/3 ấm lịch), Ủy ban nhân dân xã Thanh Phú Long tổ chức cho cán bộ, đoàn viên hành trình về địa chỉ đỏ tại khu di tích Lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

 
Anh-tin-bai

Anh-tin-bai

Ảnh: Cổng, Lăng Nguyễn Đình Chiểu

Ngay khi đến khu di tích, đoàn tổ chức dâng hương tại đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu. Tại đây, đoàn được nghe thuyết minh và tham quan thực tế về quá trình hoạt động của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 01/7/1822, tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, TP.HCM), ông mất ngày 03/07/1888

Anh-tin-bai

Ảnh: Đoàn được nghe thuyết minh giới thiệu về cuộc đời cụ Nguyễn Đình Chiểu

Sau khi dâng hương và nghe về lịch sử hoạt động của cụ Nguyễn Đình Chiểu, đoàn đi tham quan thực tế quanh Lăng mộ. Đây là một quần thể kiến trúc bề thế tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, cùng vợ là Lê Thị Điền và con gái là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (Sương Nguyệt Anh).

Năm 1990, Lăng, mộ Nguyễn đình Chiểu đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2016, được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt. Nhắc đến cụ Đồ Chiểu, người yêu văn thơ nhớ ngay đến một hiện tượng của văn học Việt Nam ở thế kỷ 19, một trong những người khai mở dòng văn học yêu nước, đồng thời đánh dấu bước phát triển quan trọng của văn hóa nói chung và văn học thành văn nói riêng ở Nam Kỳ lục tỉnh. 

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Ảnh: Những hiện vật gắn liền với cuộc đoời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Đình Chiểu được trưng bày trong lăng mộ

Các tác phẩm nổi tiếng của ông là truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế Trương Định trong đó có hai câu thơ của ông trong tác phẩm “Dương Từ - Hà Mậu”:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Những tác phẩm của ông không chỉ ảnh hưởng sâu sắc và có sức sống mãnh liệt trong lòng nhân dân ở thời kỳ ấy mà còn lưu dấu cho tới tận bây giờ. Chính sự tài năng và ý chí vươn lên, ông đã trở thành một biểu tượng sáng ngời cho tinh thần yêu nước và nghĩa khí của người dân Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Bằng ngòi bút sắc bén, những áng thơ văn của ông tố cáo tội ác của giặc Pháp, phê phán bọn vua quan bán nước cầu vinh, ca ngợi các cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân, giữ vẹn tấm lòng yêu nước, thương dân.

Anh-tin-bai

Ảnh: Phần mộ màu xanh (chính giữa là mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu), bên phải là phần mộ vợ của ông, bà Lê Thị Điền, bên trái là phần mộ của con gái ông Nguyễn Thị Ngọc Khuê (Sương Nguyệt Anh). Nằm trong quần thể kiến trúc bề thế tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha

Trong chuyến hành trình về nguồn, đoàn công tác đã được bồi dưỡng thêm rất nhiều kiến thức về lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc, đã có thể trả lời được câu hỏi "Tại sao một đất nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược trên thế giới", đó là vì dân tộc chúng ta có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có những con người phi thường như Bác Hồ lãnh đạo đất nước và có một dân tộc mạnh mẽ, đoàn kết gắn bó không chịu khuất phục trước bất kỳ một kẻ thù xâm lược nào. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa góp phần rèn luyện, giáo dục cho cán bộ, đoàn viên thanh niên hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng của quê hương, dân tộc từ đó bồi đắp cho cán bộ, đoàn viên tình yêu đất nước, lòng tự hào, tự tôn về dân tộc Việt Nam.

Đỗ Văn Xoài

 

image advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisement

 

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh